Hệ thống giáo dục Nhật Bản

11/12/2011 9:17:42 SA

Chính phủ Nhật Bản quy định tất cả người dân phải học hết cấp 2 , tức là hết 6 năm cấp một và 3 năm cấp hai. Trẻ em tính đến ngày 1/4 nếu tròn 6 tuổi đều phải đi học ở các trường quy định ở mỗi khu dân cư

Hiện Nhật Bản có tất cả 24.188 trường cấp 1 (tính đến 1/5/1999) trải đều trên tòan quốc. Bên cạnh các trường công này còn có một số nhỏ không đáng kể các trường tư thục, trực thuộc các trường đại học tư. Tỉ lệ theo học ở hai cấp giáo dục bắt buộc là 99,99%, tức không có trẻ em Nhật nào vào tuổi cắp sách đến trường mà không đi học, kể cả những em bị khuyết tật

, hầu hết học sinh đều học lên cấp 3. Tỉ lệ học lên cấp 3 vào năm 1999 là 96,9%. Vì thế gần đây có nhiều ý kiến cho rằng nên giáo dục bắt buộc đến hết cấp 3, và từ cấp này bắt đầu xuất hiện những trường trung cấp chuyên môn, (trường trung cấp thương nghiệp, công nghiệp,..). Ở những trường này, ngoài những môn học cơ sở còn dạy thêm kế toán, sổ sách hoặc kiến trúc, điện tử v.v… để học sinh có thể đi làm sau khi tốt nghiệp. Nếu chưa có ý định đi làm sau khi tốt nghiệp, hoặc muốn học tiếp ở hệ phổ thông thì học sinh vào các trường phổ thông cấp 3.

Học sinh có thể tiếp tục học lên đại học hay vào các trường cao đẳng chuyên nghiệp, hoặc đi làm. Hiện nay hơn 40% học sinh tốt nghiệp cấp 3 học lên đại học, 24% đi làm, số còn lại vào các trường cao đẳng chuyên nghiệp, hoặc học luyện thi chờ năm sau thi lại.

Ngay từ cấp 3, để có thể vào được các trường đại học nổi tiếng, không kể công hay tư, học sinh phải qua một giai đọan cực kỳ gian khổ mà người Nhật gọi là “địa ngục thi cử”. Kể từ lớp 10, tức năm đầu của cấp 3, ngoài giờ học ở trường, học sinh bắt đầu phải đi học thêm ở các trường luyện thi chuyên nghiệp, gọi là jyukku, và phải “dùi mài kinh sử” trong 3 năm. Điểm thi mỗi kỳ đều được niêm yết tại trường, vì thế học sinh có tâm lý phải học để đừng bị thua bạn bè, tạo ra một không khí tranh đua ráo riết giữa học sinh.

Để phần nào làm giảm đi nỗi gian khổ trong 3 năm cuối phổ thông, những năm gần đây khuynh hướng “đào tạo từ bé” được các bà mẹ hưởng ứng đông đảo. Các bà cho con đi học jyukku từ ngày tiểu học để mong vào được trường cấp 3 nổi tiếng sau này.

Đối với , Nhật Bản có hai loại đại học, công lập và tư thục, và thời gian học là 4 năm hoặc 2 năm. Theo số liệu năm 99, Nhật Bản có 622 trường đại học và 585 trường cao đẳng. Tỉ lệ học lên đại học là 29,4%. Giá trị bằng cấp không chia theo công hay tư mà chia theo thứ bậc của đại học, một loại thứ bậc được mọi người hiểu ngầm chứ không ghi trên giấy tờ. Thông thường, các trường công-tư đều được chia thành 3 thứ bậc theo quan niệm của mọi người. Trường hạng nhất là những trường có lịch sử lâu đời trên 100 năm, đã đào tạo nhiều nhân tài xuất sắc cho Nhật Bản, và là những trường rất khó vào; trường hạng nhì cũng thuộc loại lớn nhưng tương đối trẻ hơn, và trường hạng 3 là những trường nhỏ ít ai biết.

Muốn thi vào đại học công lập, thí sinh phải qua một kỳ thi kiểm tra chung được tổ chức trên tòan quốc. Tùy theo kết quả kỳ thi đó, thí sinh sẽ chọn các đại học khó dễ theo sức mình. Còn muốn thi các đại học tư thục thì không cần qua kỳ thi kiểm tra này mà chỉ cần dự kỳ thi do trường tổ chức là đủ.

Ở Nhật hiện nay, được ưa chuộng nhất là những công ty thuộc lĩnh vực mậu dịch, ngân hàng và thông tin. Sinh viên thích các công ty mậu dịch vì các công ty này thường làm ăn buôn bán với các nước trên thế giới nên có nhiều dịp ra nước ngoài. Công ty về tiền tệ như ngân hàng là ngành dịch vụ nên cũng được ưa chuộng. Còn ngành thông tin là ngành mũi nhọn của thời đại.

Theo một điều tra gần đây, những công ty mà sinh viên muốn xin vào làm việc nhất, xếp theo thứ tự, đứng đầu là công ty NTT, tức công ty thông tin viễn thông Nhật Bản, thứ nhì là công ty thương mại Mitsui Busan, và thứ ba là công ty điện tử Sony. Trong 10 công ty đứng hàng đầu có đến 3 công ty mậu dịch.

Ở Nhật Bản cha mẹ muốn con có được 3 cái tốt là “trường cấp 3 tốt, đại học tốt và công ty tốt”. Tùy theo bằng cấp và xí nghiệp mà tiền lương và công việc khác nhau. Vì thế mọi người đều nhắm đến việc học để vào “xí nghiệp tốt”, hơn là học vì chính sự học. Gần đây để nhắm vào “cái trường sau đại học” mang tên xí nghiệp đó, nhiều bà mẹ đã cho con đi học jyukku từ khi lên 4, để có thể vào được mẫu giáo tốt, làm bàn đạp tiến xa hơn sau này. Xã hội cạnh tranh đó đang bị lên án là bắt trẻ con phải gánh một gánh nặng vô nghĩa và làm cho việc học xa rời với bản chất của nó.

Hiện nay, để phần nào làm nhẹ bớt gánh nặng cho học sinh, chính phủ đã có những cải cách như: cho học sinh từng bước nghỉ hai ngày trong tuần, giảm bớt các môn thi vào đại học. Nhưng những cải cách đó chỉ có tác dụng bên ngoài chứ chưa đủ để chữa trị căn bệnh đã bén rễ sâu trong xã hội Nhật Bản./.